VIỆT NAM CẦN LÀM GÌ SAU KHI ĐẠT KỶ LỤC TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ
Chỉ số năm 2021 của Việt Nam là 61,7 - tăng 2,9 điểm so với năm ngoái, lần đầu tiên Việt Nam lọt vào nhóm nước "tự do kinh tế trung bình".
Chỉ số tự do kinh tế được tính dựa trên 12 tiêu chí, chia theo 4 nhóm. Việt Nam đặc biệt ghi điểm trong các lĩnh vực "Chi tiêu công", "Ngân sách nhà nước", "Giảm gánh nặng thuế", "Tự do thương mại" và "Tự do tiền tệ".
Trái lại, ở các tiêu chí như "Chính phủ liêm chính", "Hiệu suất của hệ thống tư pháp" và "Tự do đầu tư", Việt Nam có điểm số thấp. Nhất là tham nhũng vẫn là một vấn đề còn tồn đọng, điều đó cũng được phản ánh trong một chỉ số khác: "Chỉ số nhận thức tham nhũng" của Tổ chức Minh bạch quốc tế. Ở đây Việt Nam chỉ đứng hạng 104/173.
Bài học cho Việt Nam, là cần tiếp tục con đường đã chọn, giảm dần tỉ trọng kinh tế nhà nước, chống tham nhũng mạnh mẽ và kiện toàn nhà nước pháp quyền. Trong cuốn sách Sức mạnh của thị trường, tác giả đã chứng minh rằng người dân ở khắp nơi đều có đời sống phồn thịnh hơn và hạnh phúc hơn khi họ được nhà nước trao cho nhiều không gian tự do hơn trong các hoạt động kinh tế.
Có thể nói rằng chính khu vực kinh tế tư nhân của Việt Nam đang là động cơ cho sự phát triển hùng hậu. Sự gia tăng chỉ số tự do kinh tế chính là cơ sở cho thành công của Việt Nam hiện nay.
_________________________________________________
Công ty TNHH Kiểm Toán & Tư Vấn CPA HCM
VPLV tại Tp.HCM: 61/1 Đường số 23, Phường Hiệp Bình Chánh, Quận Thủ Đức, Tp. HCM
Hotline: ((84-8) 62 581 456 (84) 903.969.266
Email: cpa.academy@cpahcm.com.vn