Tưởng chừng như đại dịch đã được dập tắt, cuộc sống trở về với nhịp độ bình thường, nhưng rồi “chị Cô” lại quay về, làm mọi thứ đảo lộn lần nữa ngay đúng vào dịp Tết đoàn viên. Kinh tế hay con người, đóng cửa hay mở cửa, bỏ cái gì và giữ cái gì? Những quyết định chưa có tiền lệ, nhưng buộc phải đưa ra tức thì dựa trên dự báo, niềm tin và phép tính.
Tưởng chừng như đại dịch đã được dập tắt, cuộc sống trở về với nhịp độ bình thường, nhưng rồi “chị Cô” lại quay về, làm mọi thứ đảo lộn lần nữa ngay đúng vào dịp Tết đoàn viên. Kinh tế hay con người, đóng cửa hay mở cửa, bỏ cái gì và giữ cái gì? Những quyết định chưa có tiền lệ, nhưng buộc phải đưa ra tức thì dựa trên dự báo, niềm tin và phép tính.
Hoạt động kinh tế bị ảnh hưởng. Các công ty, doanh nghiệp rơi vào cảnh "chết lâm sàng" mặc kệ truyền thông quốc tế dẫn các nghiên cứu ca ngợi Việt Nam thuộc nhóm nước có tăng trưởng cao nhất thế giới trong năm 2020 (2,91%).
Ảnh hưởng lớn nhất cuối cùng vẫn là con người. Hiện tượng di cư ngược, thất nghiệp, bỏ thành phố về quê, buôn bán thất thu, cuộc sống bấp bênh hơn bao giờ. Trả vé xe, vé tàu, huỷ vé máy bay Tết vì quê mình bùng dịch, bố mẹ không được đoàn tụ với con cái chỉ vì những ca bệnh cứ ngày một tăng lên, ông bà không được nhìn thấy cháu chắt chỉ vì hai từ “Cách ly”. Tết năm nay bỗng nhiên ảm đảm, vắng vẻ hơn rất nhiều. Chúng ta bắt gặp những ánh mắt lo âu vì không tìm được việc, hay ở quê không biết đến bao giờ có thể lên thành phố đi làm đi học lại...
Trong tình hình khó khăn hiện tại, cách duy nhất để vượt qua là sự đồng lòng, hợp nhất của các ban ngành đoàn thể và toàn dân tộc. Những quyết sách về kinh tế, xã hội nên vì con người và hướng đến lợi ích chung của tất cả mọi người con đất Việt.