Những ngày cuối cùng của ưu đãi xuất khẩu

09:36:1909/05/2019

Những ngày cuối cùng của ưu đãi xuất khẩu

Hơn mười năm trước, để thu hút đầu tư nước ngoài và thúc đẩy xuất khẩu, Chính phủ đã ban hành Điều 19 – Nghị định 36 (Ngày 24/4 năm 1997) về quy chế đối với khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao

Mức ưu đãi “khủng”

Hơn mười năm trước, để thu hút đầu tư nước ngoài và thúc đẩy xuất khẩu, Chính phủ đã ban hành Điều 19 – Nghị định 36 (Ngày 24/4 năm 1997) về quy chế đối với khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao. Theo nghị định này“ Đối với doanh nghiệp chế xuất:

10% lợi nhuận thu được và được miễn thuế lợi tức 4 năm kể từ khi bắt đầu kinh doanh có lợi nhuận đối với doanh nghiệp sản xuất;

15% lợi nhuận thu được và được miễn thuế lợi tức 2 năm kể từ khi bắt đầu kinh doanh có lợi nhuận đối với doanh nghiệp dịch vụ.

Đối với doanh nghiệp KCN:

15% lợi nhuận thu được đối với doanh nghiệp có hoạt động xuất khẩu dưới 50% sản phẩm của mình và được miễn thuế lợi tức 2 năm kể từ khi bắt đầu kinh doanh có lợi nhuận; trường hợp xuất khẩu từ 50% đến 80% sản phẩm của mình thì được giảm thêm 50% thuế lợi tức trong 2 năm tiếp theo; 10% lợi nhuận thu được đối với doanh có hoạt động xuất khẩu trên 80% sản phẩm của mình và được miễn thuế lợi tức 2 năm và giảm 50% trong 2 năm tiếp theo kể từ khi bắt đầu kinh doanh có lợi nhuận

20% lợi nhuận thu được đối với doanh nghiệp dịch vụ và được miễn thuế lợi tức 1 năm kể từ khi bắt đầu kinh doanh có lợi nhuận.

Đối với Công ty phát triển hạ tầng KCN: 10% lợi nhuận thu được và được miễn thuế lợi tức 4 năm kể từ khi bắt đầu kinh doanh có lợi nhuận và giảm 50% trong 4 năm tiếp theo”

Ngoài ra: Doanh nghiệp đầu tư vào khu chế xuất hoặc vào khu công nghiệp mà xuất khẩu trên 80% sản phẩm làm ra thì sẽ được hưởng thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp là 10% trong suốt thời gian thực hiện dự án (có thể đến 50 năm).

Ví dụ, một doanh nghiệp dệt may A thành lập năm 1998, nằm trong khu công nghiệp thuộc TP.HCM, có 1.000 công nhân, xuất khẩu trên 80% sản phẩm làm ra… thì có thể hưởng mức thuế 10% cho đến năm 2048. Mức ưu đãi này có thể được xem là “kịch trần” so với các ưu đãi khác.

Sự điều chỉnh

Càng về sau, ưu đãi đối với tỷ lệ xuất khẩu bị “bóp” dần. Đến năm 2003, theo Nghị định 164 (năm 2003) hướng dẫn về thuế thu nhập doanh nghiệp thì những dự án sản xuất, kinh doanh có mức xuất khẩu trên 50% sản phẩm làm ra cũng chỉ được ưu đãi với mức thuế suất 20% trong mười năm đầu. Như vậy, doanh nghiệp B thành lập vào năm 2004, đáp ứng điều kiện xuất khẩu thì hưởng thuế suất 20% cho đến năm 2014. Tuy nhiên, những doanh nghiệp thành lập trước đó, hưởng ưu đãi theo quy định cũ thì vẫn cứ hưởng ưu đãi cũ chứ không bị cắt giảm.

Theo cam kết gia nhập WTO, Việt Nam buộc phải xóa bỏ những dạng ưu đãi, hỗ trợ trực tiếp trong xuất khẩu nhưng có thể linh hoạt áp dụng các loại ưu đãi, trợ cấp được phép

Đến năm 2007, khi Việt Nam gia nhập WTO thì các ưu đãi nói trên không phù hợp nữa. Ưu đãi trên bị xem là trợ cấp cho xuất khẩu và bị loại bỏ theo cam kết gia nhập. Do đó, Nghị định 24 (năm 2007) hướng dẫn về thuế thu nhập doanh nghiệp đã cắt bỏ ưu đãi trên đối với doanh nghiệp dệt may và chỉ cho các doanh nghiệp hưởng ưu đãi trên đến hết năm 2011.

Ngoài ưu đãi về tỷ lệ xuất khẩu thì ưu đãi do đáp ứng điều kiện về sử dụng nguyên liệu trong nước cũng bị cắt bỏ. Trước đó, doanh nghiệp trong khu công nghiệp chỉ xuất khẩu khoảng 30% nhưng sử dụng nhiều nguyên liệu, vật tư trong nước thì vẫn được hưởng ưu đãi với thuế suất 15%.

Tuy nhiên, các doanh nghiệp đang hưởng ưu đãi trên không hẳn là trắng tay, cụ thể theo công văn số 2348/BTC-TCT ngày 03/3/2009. Theo công văn này có hướng dẫn:

Doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực dệt may, doanh nghiệp được hưởng ưu đãi do sử dụng nguyên liệu trong nước nếu đáp ứng các điều kiện ưu đãi khác về thuế thu nhập doanh nghiệp (ngoài điều kiện ưu đãi do đáp ứng điều kiện về tỷ lệ xuất khẩu, do sử dụng nguyên liệu trong nước) như: sản xuất trong Khu công nghiệp, sản xuất trong khu chế xuất nếu bị chấm dứt điều kiện về tỷ lệ xuất khẩu thì khu chế xuất chuyển sang được hưởng điều kiện như khu công nghiệp (theo Khoản 2 Điều 2 Nghị định số 29/2008/NĐ-CP ngày 14/3/2008 của Chính phủ); thực hiện tại địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn thuộc Danh mục địa bàn ưu đãi đầu tư; sử dụng nhiều lao động … thì tiếp tục hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp tương ứng với các điều kiện doanh nghiệp đã đáp ứng cho thời gian ưu đãi còn lại. Doanh nghiệp được phép lựa chọn một trong hai phương án sau:

Phương án 1: Được tiếp tục hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp tương ứng với các điều kiện doanh nghiệp đáp ứng (ngoài điều kiện ưu đãi do đáp ứng điều kiện về tỷ lệ xuất khẩu, do sử dụng nguyên liệu trong nước) cho thời gian ưu đãi còn lại theo quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật trước đây về thuế thu nhập doanh nghiệp tại thời điểm được cấp Giấy phép thành lập.

Phương án 2: Được tiếp tục hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp tương ứng với các điều kiện doanh nghiệp đáp ứng (ngoài điều kiện ưu đãi do đáp ứng điều kiện về tỷ lệ xuất khẩu, do sử dụng nguyên liệu trong nước) cho thời gian ưu đãi còn lại theo quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật trước đây về thuế thu nhập doanh nghiệp tại thời điểm điều chỉnh do cam kết WTO (ngày 11/1/2007).

Như vậy doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực dệt may, doanh nghiệp được hưởng ưu đãi do sử dụng nguyên liệu trong nước nếu đáp ứng các điều kiện ưu đãi khác về thuế thu nhập doanh nghiệp (ngoài điều kiện ưu đãi do đáp ứng điều kiện về tỷ lệ xuất khẩu, do sử dụng nguyên liệu trong nước) được chọn 1 trong 2 phương án nêu trên để được hưởng ưu đãi về thuế TNDN cho thời gian ưu đãi còn lại theo quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật trước đây về thuế thu nhập doanh nghiệp tại thời điểm đầu tiên được cấp Giấy phép thành lập hoặc tại thời điểm điều chỉnh do cam kết WTO (ngày 11/1/2007).

Ví dụ 1: DN chế xuất, hoạt động trong lĩnh vực sản xuất hàng may mặc xuất khẩu, có dự án thực hiện trong Khu công nghiệp. DN thành lập năm 1997, theo giấy phép đầu tư được áp dụng thuế suất thuế TNDN là 10% suốt dự án; được miễn thuế 4 năm kể từ khi có thu nhập chịu thuế và giảm 50% thuế 4 năm tiếp theo. DN có thu nhập chịu thuế từ năm 1997.

– Theo quy định tại Giấy phép đầu tư nêu trên thì: DN được miễn thuế 4 năm (từ năm 1997 đến năm 2000), giảm 50% trong 4 năm tiếp theo (2001 đến năm 2004), được áp dụng thuế suất 10% từ năm 1997 đến hết thời gian hoạt động của dự án.

– Theo quy định tại Nghị định số 152/2004/NĐ-CP ngày 6/8/2004 thì DN chế xuất trong lĩnh vực sản xuất được chuyển sang miễn thuế 4 năm (từ năm 1997 đến năm 2000) và giảm 50% thuế 7 năm tiếp theo (từ năm 2001 đến năm 2007), áp dụng thuế suất 10%.

– Theo quy định tại Nghị định số 24/2007/NĐ-CP và Thông tư số 134/2007/TT-BTC thì từ năm 2007, Công ty sẽ không được hưởng ưu đãi về thuế suất thuế TNDN 10% theo điều kiện xuất khẩu và giảm thuế năm 2007. Tuy nhiên Công ty lại đáp ứng điều kiện về cơ sở sản xuất trong Khu công nghiệp.

Phương án 1: Nếu xác định được hưởng ưu đãi theo các quy định về thuế thu nhập doanh nghiệp tại thời điểm được cấp Giấy phép thành lập cho thời gian ưu đãi còn lại (văn bản quy phạm pháp luật tại thời điểm cấp giấy phép năm 1997 là Nghị định số 36/CP ngày 24/4/1997) thì: Công ty là cơ sở sản xuất trong Khu công nghiệp được hưởng thuế suất ưu đãi thuế lợi tức (TNDN) là 15% cho suốt thời gian hoạt động của dự án; được miễn thuế TNDN 2 năm kể từ khi có thu nhập chịu thuế, không được giảm thuế. Đến thời điểm ngày 11/1/2007(ngày cam kết WTO), Công ty đã miễn thuế 4 năm và giảm thuế 6 năm do vậy nếu chọn phương án 1 thì Công ty được chuyển sang hưởng thuế suất 15% cho thời gian còn lại kể từ năm 2007 đến hết thời gian hoạt động của dự án.

Phương án 2: Nếu xác định được hưởng ưu đãi theo các quy định về thuế thu nhập doanh nghiệp tại thời điểm điều chỉnh do cam kết WTO (ngày 11/1/2007) cho thời gian ưu đãi còn lại (văn bản quy phạm pháp luật tại thời điểm cam kết WTO là Nghị định số 24/2007/NĐ-CP) thì: Công ty là cơ sở sản xuất trong Khu công nghiệp được hưởng thuế suất ưu đãi thuế TNDN là 15% trong 12 năm kể từ khi bắt đầu hoạt động kinh doanh; được miễn thuế TNDN 3 năm kể từ khi có thu nhập chịu thuế, và được giảm 50% số thuế phải nộp cho 7 năm tiếp theo. Đến thời điểm ngày 11/1/2007, Công ty miễn thuế 4 năm và giảm 50% trong 6 năm tiếp theo (từ 1997 – 2006), do vậy công ty không được tiếp tục chuyển sang giảm thuế cho thời gian còn lại, được áp dụng thuế suất thuế TNDN 15% trong 12 năm (từ 1997 đến 2008). Như vậy nếu chọn phương án 2 thì Công ty được áp thuế suất 15% cho thời gian còn lại là năm 2007 và 2008, từ năm 2009 chuyển sang áp dụng thuế suất 25%.

Ví dụ 2: Công ty TNHH B địa chỉ Khu công nghiệp là doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài, có chức năng sản xuất hàng may mặc xuất khẩu trên 80%, được thành lập theo Giấy phép đầu tư, năm 2003 là năm bắt đầu đi vào sản xuất kinh doanh. Công ty được hưởng mức thuế suất thuế TNDN ưu đãi là 10% cho suốt thời gian hoạt động của dự án, miễn thuế TNDN trong 4 năm kể từ khi kinh doanh có lợi nhuận, giảm 50% trong 4 năm tiếp theo. Năm 2005 là năm đầu tiên công ty có thu nhập.

– Theo quy định tại Giấy phép đầu tư nêu trên thì: Công ty được miễn thuế 4 năm (từ năm 2005 đến năm 2008), giảm 50% trong 4 năm tiếp theo (2009 đến năm 2012), được áp dụng thuế suất 10% từ năm 2003 đến hết thời gian hoạt động của dự án.

– Theo quy định tại Nghị định số 24/2007/NĐ-CP và Thông tư số 134/2007/TT-BTC thì từ năm 2007, Công ty sẽ không được hưởng thuế suất thuế TNDN 10% và không được miễn giảm thuế theo điều kiện xuất khẩu. Tuy nhiên Công ty lại đáp ứng điều kiện về cơ sở sản xuất trong Khu công nghiệp.

Như vậy trường hợp này Công ty B sẽ được lựa chọn 1 trong 2 phương án theo hướng dẫn tại công văn số 2348/BTC- TCT như sau:

Phương án 1: Nếu xác định được hưởng ưu đãi theo các quy định về thuế thu nhập doanh nghiệp tại thời điểm được cấp Giấy phép thành lập cho thời gian ưu đãi còn lại (văn bản quy phạm pháp luật tại thời điểm cấp giấy phép năm 2003 là Nghị định số 27/2003/NĐ-CP) thì: Công ty là cơ sở sản xuất trong Khu công nghiệp được hưởng thuế suất ưu đãi thuế TNDN là 15% cho suốt thời gian hoạt động của dự án; được miễn thuế TNDN 2 năm kể từ khi có thu nhập chịu thuế, không được giảm thuế. Như vậy nếu chọn phương án 1 thì Công ty được miễn thuế 2 năm (năm 2005, 2006), được hưởng thuế suất 15% cho thời gian còn lại kể từ năm 2007 đến hết thời gian hoạt động của dự án.

Phương án 2: Nếu xác định được hưởng ưu đãi theo các quy định về thuế thu nhập doanh nghiệp tại thời điểm điều chỉnh do cam kết WTO (ngày 11/1/2007) cho thời gian ưu đãi còn lại (văn bản quy phạm pháp luật tại thời điểm cam kết WTO là Nghị định số 24/2007/NĐ-CP) thì: Công ty là cơ sở sản xuất trong Khu công nghiệp được hưởng thuế suất ưu đãi thuế TNDN là 15% trong 12 năm kể từ khi bắt đầu hoạt động kinh doanh; được miễn thuế TNDN 3 năm kể từ khi có thu nhập chịu thuế, và được giảm 50% số thuế phải nộp cho 7 năm tiếp theo. Như vậy nếu chọn phươn án 2, Công ty có thu nhập chịu thuế từ năm 2005, đến thời điểm ngày 11/1/2007 Công ty sẽ được miễn thuế thêm 1 năm (năm 2007), giảm 50% trong 7 năm tiếp theo (từ năm 2008 đến năm 2014), được áp dụng thuế suất 15% trong thời gian 12 năm (từ năm 2002 đến năm 2013), như vậy đến năm 2007 công ty được áp dụng thuế suất cho thời gian còn lại là 7 năm (từ năm 2007 đến năm 2013), từ năm 2014 áp dụng thuế suất thuế TNDN 25%.

Ví dụ 3: DN dệt may có dự án thực hiện trong Khu công nghiệp, thành lập năm 2000 có tỷ lệ xuất khẩu trên 80% sản phẩm nên được áp dụng thuế suất thuế TNDN là 10% suốt dự án; được miễn thuế 4 năm kể từ khi có thu nhập chịu thuế và giảm 50% thuế 4 năm tiếp theo.

Theo quy định tại Nghị định số 24/2007/NĐ-CP và Thông tư số 134/2007/TT-BTC thì từ năm 2007, Công ty sẽ không được hưởng thuế suất thuế TNDN 10% và không được miễn giảm thuế theo điều kiện xuất khẩu. Tuy nhiên Công ty lại đáp ứng điều kiện về cơ sở sản xuất trong Khu công nghiệp.

Theo ví dụ nêu trên, trường hợp DN nếu đến thời điểm chấm dứt ưu đãi theo cam kết WTO đã miễn thuế hết 4 năm mà chọn theo phương án 2 (miễn thuế 3 năm và giảm 50% trong 7 năm tiếp theo; áp dụng thuế suất 15% trong 12 năm kể từ khi bắt đầu hoạt động kinh doanh) thì DN không được chuyển sang điều kiện miễn giảm thuế theo NĐ 24/2007/NĐ-CP và mà chỉ được lựa chọn hưởng thuế suất 15% trong 12 năm kể từ khi bắt đầu hoạt động kinh doanh cho thời gian ưu đãi còn lại.

Trong trường hợp doanh nghiệp khó khăn trong việc xác định phương án ưu đãi tiếp theo thì có thể “xác nhận ưu đãi đầu tư” căn cứ vào điểm 3, công văn 2348/BTC-TCT:” Theo quy định tại Khoản 1, Điều 38 của Luật Đầu tư, nhà đầu tư căn cứ vào các mức ưu đãi và điều kiện ưu đãi đầu tư theo quy định của pháp luật để tự xác định mức ưu đãi và làm thủ tục hưởng ưu đãi đầu tư tại cơ quan có thẩm quyền. Trong trường hợp nhà đầu tư có yêu cầu xác nhận ưu đãi đầu tư thì làm thủ tục đăng ký đầu tư để cơ quan Nhà nước quản lý đầu tư ghi ưu đãi đầu tư vào Giấy chứng nhận đầu tư, ngược lại nếu nhà đầu tư không có yêu cầu xác nhận ưu đãi đầu tư thì không cần phải làm thủ tục điều chỉnh Giấy phép đầu tư.”

______Tp.HCM 27/07/2011_ Tổng hợp và phân tích bởi DTVinh___

Tin cùng chuyên mục

DỊCH VỤ KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH CHO DOANH NGHIỆP FDI TẠI VIỆT NAM

DỊCH VỤ KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH CHO DOANH NGHIỆP FDI TẠI VIỆT NAM

Doanh nghiệp FDI (Foreign Direct Investment Enterprise) là doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp từ nước...
19/12/2024
CÁC PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH GIÁ GIAO DỊCH LIÊN KẾT

CÁC PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH GIÁ GIAO DỊCH LIÊN KẾT

Giao dịch liên kết là các giao dịch phát sinh giữa các bên liên kết, bao gồm giao dịch hàng hóa, dịch...
19/12/2024
DỊCH VỤ TƯ VẤN TUÂN THỦ PHÁP LUẬT CHO DOANH NGHIỆP FDI

DỊCH VỤ TƯ VẤN TUÂN THỦ PHÁP LUẬT CHO DOANH NGHIỆP FDI

Trong bối cảnh hội nhập quốc tế, Việt Nam đã và đang trở thành điểm đến hấp dẫn đối với các...
26/11/2024
THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP FDI NHANH CHÓNG, THUẬN LỢI

THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP FDI NHANH CHÓNG, THUẬN LỢI

Trong những năm gần đây, Việt Nam đã trở thành điểm đến hấp dẫn cho các nhà đầu tư nước ngoài...
26/11/2024
THAY ĐỔI TÊN CÔNG TY

THAY ĐỔI TÊN CÔNG TY

Thay đổi tên Công ty kể từ ngày 15/12/2023 Tên cũ: Công ty TNHH Kiểm Toán & Tư Vấn CPA Á Châu Tên...
26/11/2024
“TOP 20 DOANH NGHIỆP XUẤT SẮC NĂM 2024” CPA HCM KHẲNG ĐỊNH VỊ THẾ DẪN ĐẦU TRONG NGÀNH KẾ TOÁN, KIỂM TOÁN

“TOP 20 DOANH NGHIỆP XUẤT SẮC NĂM 2024” CPA HCM KHẲNG ĐỊNH VỊ THẾ DẪN ĐẦU TRONG NGÀNH KẾ TOÁN, KIỂM TOÁN

Công ty TNHH Kiểm toán &Tư vấn CPA HCM vinh dự đạt danh hiệu "TOP 20 DOANH NGHIỆP XUẤT SẮC NHẤT 2024"...
26/11/2024
THỦ TỤC NHANH CHÓNG VỚI DỊCH VỤ CHỮ KÝ SỐ, HOÁ ĐƠN ĐIỆN TỬ TẠI CPA HCM

THỦ TỤC NHANH CHÓNG VỚI DỊCH VỤ CHỮ KÝ SỐ, HOÁ ĐƠN ĐIỆN TỬ TẠI CPA HCM

Căn cứ theo khoản 12 Điều 3 Luật Giao dịch điện tử 2023 có quy định như sau: “12. Chữ ký số là...
13/11/2024
THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP TẠI CPA HCM

THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP TẠI CPA HCM

Công ty TNHH Kiểm toán & Tư vấn CPA HCM không những cung cấp những dịch vụ như: Kế toán, kiểm toán,...
12/08/2024
LẦN ĐẦU TIÊN SINH VIÊN SIU ĐƯỢC HỌC THỰC HÀNH KẾ TOÁN CHÍNH THỨC TẠI MÔI TRƯỜNG DOANH NGHIỆP

LẦN ĐẦU TIÊN SINH VIÊN SIU ĐƯỢC HỌC THỰC HÀNH KẾ TOÁN CHÍNH THỨC TẠI MÔI TRƯỜNG DOANH NGHIỆP

CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN & TƯ VẤN CPA HCM vinh dự được trở thành đối tác đồng hành cùng với...
12/08/2024
RÚT NGẮN CON ĐƯỜNG THÀNH CÔNG VỚI KHÓA HỌC “ KẾ TOÁN TỔNG HỢP”

RÚT NGẮN CON ĐƯỜNG THÀNH CÔNG VỚI KHÓA HỌC “ KẾ TOÁN TỔNG HỢP”

Bạn có kiến thức về kế toán nhưng cảm thấy vẫn chưa đủ để thành công, bạn mong muốn bổ sung...
12/08/2024
19000380