Kiểm toán báo cáo tài chính là một trong những vấn đề được quan tâm tại các doanh nghiệp hiện nay
Kiểm toán báo cáo tài chính là một trong những vấn đề được quan tâm tại các doanh nghiệp hiện nay, CPA HCM cung cấp dịch vụ kiểm toán báo cáo tài chính uy tín, chất lượng theo đúng quy định của pháp luật để tăng độ tín nhiệm của khách hàng giúp răng độ tin cậy của các thông tin mà doanh nghiệp cung cấp cho các nhà đầu tư, chủ nợ hoặc các bên liên quan.
Bài viết dưới đây của CPA HCM giúp khách hàng hiểu được thông tin xung quanh quá trình kiểm toán báo cáo tài chính cũng như quy trình thực hiện kiểm toán báo cáo tài chính của chúng tôi! Cùng tìm hiểu nhé
Báo cáo tài chính doanh nghiệp là các thông tin kinh tế, tài chính được kế toán viên trình bày dưới dạng các bảng biểu, cung cấp thông tin về tình hình tài chính, tình hình kinh doanh, các luồng tiền doanh nghiệp đáp ứng các yêu cầu cho những người sử dụng chúng trong việc đưa ra quyết định về kinh tế.
Kiểm toán báo cáo tài chính là việc kiểm tra, xác nhận về tính chính xác và trung thực của số liệu, tài liệu kế toán và báo cáo tài chính của các đơn vị kế toán nhằm phục vụ cho các đối tượng có nhu cầu sử dụng thông tin trên bản báo cáo tài chính của doanh nghiệp. Trong đó, hệ thống chuẩn mực kế toán và kiểm toán chính là thước đo đánh giá kiểm toán báo cáo tài chính.
Thông thường, công việc kiểm toán báo cáo tài chính sẽ do các doanh nghiệp kiểm toán đảm nhận, phục vụ cho nhà quản lý, chính phủ, ngân hàng, nhà đầu tư…
Cụ thể:
Đối tượng của công việc kiểm toán báo cáo tài chính là các báo cáo tài chính. Bao gồm: Bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ và bản thuyết minh báo cáo tài chính…
Cơ sở pháp lý quy định các doanh nghiệp nằm trong diện bắt buộc phải kiểm toán báo cáo tài chính là Nghị định số 17/2012/NĐ-CP về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Kiểm Toán Độc Lập ban hành ngày 13 tháng 03 năm 2012.
Thông tư 40/2020/TT-BTC về hướng dẫn chế độ báo cáo trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán độc lập tại Nghị định 174/2016/NĐ-CP hướng dẫn Luật kế toán và Nghị định 17/2012/NĐ-CP hướng dẫn Luật kiểm toán độc lập.
Theo đó, các doanh nghiệp nằm trong diện đối tượng bắt buộc phải kiểm toán báo cáo tài chính bao gồm:
- Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
- Tổ chức tín dụng được thành lập và hoạt động theo Luật các tổ chức tín dụng, bao gồm cả chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam.
- Tổ chức tài chính, doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài.
- Công ty đại chúng, tổ chức phát hành và tổ chức kinh doanh chứng khoán.
- Các doanh nghiệp, tổ chức khác bắt buộc phải kiểm toán theo quy định của pháp luật có liên quan.
- Doanh nghiệp nhà nước, trừ doanh nghiệp nhà nước hoạt động trong lĩnh vực thuộc bí mật nhà nước theo quy định của pháp luật phải được kiểm toán đối với báo cáo tài chính hàng năm.
- Doanh nghiệp, tổ chức thực hiện dự án quan trọng quốc gia, dự án nhóm A sử dụng vốn nhà nước, trừ các dự án trong lĩnh vực thuộc bí mật nhà nước theo quy định của pháp luật phải được kiểm toán đối với báo cáo quyết toán dự án hoàn thành.
- Doanh nghiệp, tổ chức mà các tập đoàn, tổng công ty nhà nước nắm giữ từ 20% quyền biểu quyết trở lên tại thời điểm cuối năm tài chính phải được kiểm toán đối với báo cáo tài chính hàng năm.
- Doanh nghiệp mà các tổ chức niêm yết, tổ chức phát hành và tổ chức kinh doanh chứng khoán nắm giữ từ 20% quyền biểu quyết trở lên tại thời điểm cuối năm tài chính phải được kiểm toán đối với báo cáo tài chính hàng năm.
- Doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam phải được kiểm toán đối với báo cáo tài chính hàng năm.
Có 4 nguyên tắc cơ bản mà các kiểm toán viên cần tuân theo khi làm kiểm toán báo cáo tài chính. Đó là:
Để thu thập được đầy đủ thông tin làm căn cứ kết luận về tính trung thực của báo cáo tài chính, thì kiểm toán viên cần xây dựng được quy trình kiểm toán cụ thể. Thông thường, quy trình này bao gồm 3 bước như sau:
4.1. Lập kế hoạch kiểm toán, đánh giá rủi ro và các biện pháp xử lý rủi ro đã đánh giá
Các kiểm toán viên và công ty kiểm toán cần lập kế hoạch kiểm toán, mô tả rõ ràng phạm vi dự kiến và cách thức tiến hành kiểm toán. Ngoài ra, bản kế hoạch cần đầy đủ, rõ ràng để làm cơ sở cho chương trình kiểm toán.
Bắt đầu từ thư mời kiểm toán, kiểm toán viên sẽ tìm hiểu khách hàng, đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ. Tiếp đó, khi lập kế hoạch, công ty kiểm toán cũng cần có sự chuẩn bị về phương tiện và nhân viên triển khai chương trình.
Ngoài ra, công ty kiểm toán và kiểm toán viên cần phải xác định, đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu do gian lận hoặc nhầm lẫn ở cấp độ BCTC và cấp độ cơ sở dẫn liệu. Từ đó, đề xuất thực hiện các biện pháp xử lý rủi ro đã được đánh giá đó.
4.2. Thực hiện kiểm toán
Kiểm toán viên thực hiện theo phương pháp kỹ thuật thích ứng với từng đối tượng cụ thể để thu thập số liệu chính xác. Quá trình này thực chất là việc triển khai một cách có chủ động và tích cực kế hoạch, chương trình kiểm toán, để đưa ra ý kiến về tính xác thực, hợp lý trên báo cáo tài chính của doanh nghiệp.
Đây là giai đoạn kiểm toán viên thực hiện thủ tục kiểm soát, phân tích, kiểm tra chi tiết dựa trên kết quả đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng.
4.3. Tổng hợp và hình thành ý kiến kiểm toán
Sau khi phân tích, đánh giá, kiểm toán viên sẽ đưa ra kết luận ghi trong báo cáo hoặc biên bản kiểm toán. Các công việc cụ thể cần thực hiện trước khi đánh giá bao gồm:
- Xem xét các khoản nợ ngoài dự kiến
- Xem xét sự việc xảy ra sau ngày kết thúc niên độ
- Xem xét tính hoạt động liên tục của đơn vị
- Thu thập thư giải trình của Ban giám đốc (nếu có)
Dịch vụ kiểm toán báo cáo tài chính của CPA HCM bao gồm:
- Kiểm tra, soát xét việc ghi chép kế toán và sổ sách kế toán của công ty.
- Kiểm tra, soát xét báo cáo tài chính.
- Phân tích tình hình biến động vốn của công ty trong kỳ.
- Gửi thư xác nhận đối với các tài khoản ngân hàng, đầu tư, phải thu và phải trả.
- Quan sát thực hiện đối với các tài sản cố định chủ yếu của công ty và kiểm tra việc phản ánh các tài sản đó tại ngày lập Bảng cân đối kế toán.
- Đánh giá tính đúng đắn của hệ thống kiểm soát nội bộ của công ty trong việc quản lý tiêng mặt, hàng tồn kho, tài sản cố định để khẳng định tính hiện hữu, sở hữu, và giá trị tiền mặt, tài sản cố định và hàng tồn kho tại ngày kết thúc năm tài chính.
- Đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ của công ty đối với các hợp đồng cho thuê tài chính.
- Thực hiện các thủ tục kiểm toán khác hoặc thủ tục thay thế cần thiết trong từng trường hợp cụ thể.
- Phát hành báo cáo kiểm toán.
- Phát hành thư quản lý (nếu cần thiết) đề cập đến những vấn đề còn hạn chế trong hệ thống kế toán và hệ thống kiểm soát nội bộ và đưa ra các đề xuất của kế toán viên nhằm hoàn thiện hệ thống này.
Với hơn 10 năm hoạt động, CPA HCM đã và đang cung cấp dịch vụ kiểm toán Báo cáo tài chính cho nhiều tập đoàn kinh tế Nhà nước, doanh nghiệp lớn trên khắp các tỉnh thành trên cả nước, giúp khách hàng tuân thủ các chính sách áp dụng cho doanh nghiệp nhà nước, khắc phục những điểm yếu còn tồn tại, hoàn thiện hệ thống kế toán và hệ thống kiểm soát nội bộ, từ đó nâng cao chất lượng công tác quản lý tài chính và điều hành doanh nghiệp.
Với đội ngũ các chuyên gia, kiểm toán viên độc lập và có năng lực, giàu kinh nghiệm chuyên môn được đào tạo bài bản của chúng tôi sẽ giúp Quý doanh nghiệp thu thập và đánh giá các bằng chứng kiểm toán về các Báo cáo tài chính được kiểm toán nhằm kiểm tra và báo cáo về mức độ trung thực, chính xác và hợp lý của Báo cáo tài chính với các tiêu chuẩn và chuẩn mực được xác lập.
Khách hàng có nhu cầu quan tâm đến dịch vụ kiểm toán báo cáo tài chính của CPA HCM hay có những câu hỏi thắc mắc về quy trình làm việc của chúng tôi, hãy liên hệ ngay qua số Hotline: 19000380 để được đội ngũ chuyên gia tư vấn và hỗ trợ tận tình nhất.