Kiểm toán nội bộ hiện nay được biết đến là một hoạt động có vai trò quan trọng được rất nhiều doanh nghiệp quan tâm bởi vì ảnh hường trực tiếp tới hoạt động của doanh nghiệp.
Kiểm toán nội bộ hiện nay được biết đến là một hoạt động có vai trò quan trọng được rất nhiều doanh nghiệp quan tâm bởi vì ảnh hường trực tiếp tới hoạt động của doanh nghiệp.
Cùng CPA HCM tìm hiểu kiểm toán nội bộ là gì?, quy trình kiểm toán nội bộ như thế nào hãy cùng xem bài viết dưới đây!
Kiểm toán nội bộ là hoạt động đảm bảo & tư vấn mang tính độc lập & khách quan liên quan tới các công việc quản trị, quản lý rủi ro, và kiểm soát trong doanh nghiệp, theo đó góp phần giúp doanh nghiệp đạt các mục tiêu của mình. Để bảo đảm tính độc lập và khách quan, Kiểm toán nội bộ thường phải trực thuộc cấp lãnh đạo cao nhất của doanh nghiệp (gồm các thành viên độc lập và không điều hành). Tùy thuộc vào mô hình tổ chức cụ thể, cấp lãnh đạo cao nhất để phê duyệt và làm việc với kiểm toán nội bộ có thể là: Ban Kiểm Soát (thuộc Đại hội đồng cổ đông), Ủy ban Kiểm toán (thuộc Hội đồng quản trị, có các thành viên độc lập và không điều hành), Hội đồng thành viên,….
Kiểm toán nội bộ có tính nguyên tắc và hệ thống cao. Các quy trình làm việc, chương trình thực hiện, những đánh giá và kết luận của kiểm toán nội bộ đều phải được liên kết chặt chẽ và hợp lý với nhau.
- Mục đích: Kiểm toán nội bộ nhắm tới mục đích là đem lại giá trị và cải thiện hoạt động của doanh nghiệp.
- Quyền hạn: Để thực hiện nhiệm vụ/trách nhiệm của mình một cách đầy đủ, kiểm toán nội bộ phải được có quyền tiếp cận với các tài liệu/ con người/ tài sản liên quan tới nhiệm vụ của mình; có quyền báo cáo và trao đổi trực tiếp với cấp lãnh đạo cao nhất về kế hoạch thực hiện, các phát hiện và các trở ngại trong quá trình thực hiện công việc để nhận được những hỗ trợ kịp thời và đầy đủ. Các quyền này cần được quy định rõ trong quy chế kiểm toán nội bộ của doanh nghiệp để mọi bộ phận hiểu rõ và tuân thủ. Ngoài ra, trong mô hình tổ chức bộ phận kiểm toán nội bộ cần phải trực thuộc cấp lãnh đạo cao nhất của doanh nghiệp để bảo đảm tính độc lập về mặt tổ chức. Tùy thuộc vào mô hình tổ chức cụ thể, cấp lãnh đạo cao nhất để phê duyệt và làm việc với kiểm toán nội bộ có thể là: Ban Kiểm Soát, Ủy ban Kiểm toán, Hội đồng thành viên,….
- Nhiệm vụ: Kiểm toán nội bộ có nhiệm vụ tổ chức thực hiện các hoạt động đảm bảo & tư vấn mang tính độc lập & khách quan liên quan tới các công việc quản trị, quản lý rủi ro, và kiểm soát trong doanh nghiệp, theo đó góp phần giúp doanh nghiệp đạt các mục tiêu của mình (Về chiến lược, hoạt động, tài chính, và tuân thủ).
Có thể khẳng định rằng kiểm toán nội bộ nắm giữ một vai trò quan trọng đối với sự phát triển của doanh nghiệp qua vai trò và mục tiêu dưới đây:
Đối với quá trình quản trị doanh nghiệp, kiểm toán nội bộ nắm giữ một vai trò vô cùng quan trọng. Thông qua hoạt động kiểm toán nội bộ, doanh nghiệp, tổ chức sẽ nhìn nhận, đánh giá được hiệu quả của các quy trình kiểm soát nội bộ, khả năng quản lý rủi ro
Cụ thể, cũng bởi đơn vị thực hiện kiểm toán nội bộ phải đảm bảo tính chính xác, trung thực, không chịu bất cứ sự can thiệp nào trong khi thực hiện nhiệm vụ nên sẽ đưa ra được những đánh giá khách quan về tính tuân thủ, hiệu quả và hiệu suất kiểm soát
Nhờ vậy, doanh nghiệp sẽ nhận được sự tư vấn sát sao liên quan đến xây dựng quy trình, kiểm soát các dự án mới cũng như đánh giá quản trị rủi ro. Hệ thống hệ thống kiểm soát nội bộ theo đó cũng được liên tục kiểm tra định kỳ và ngày càng hoàn thiện.
Về mục tiêu của kiểm toán nội bộ, Điều 4, Nghị Định 05/2019/NĐ-CP quy định rằng thông qua các hoạt động kiểm tra, đánh giá và tư vấn, kiểm toán nội bộ đưa ra các đảm bảo mang tính độc lập, khách quan và các khuyến nghị về các nội dung sau đây:
Hệ thống kiểm soát nội bộ của đơn vị đã được thiết lập và vận hành một cách phù hợp nhằm phòng ngừa, phát hiện, xử lý các rủi ro của đơn vị
- Các quy trình quản trị và quy trình quản lý rủi ro của đơn vị đảm bảo tính hiệu quả và có hiệu suất cao
- Các mục tiêu hoạt động và các mục tiêu chiến lược, kế hoạch và nhiệm vụ công tác mà đơn vị đạt được
- Nói một cách khái quát, kiểm toán nội bộ phải thực hiện được vai trò làm gia tăng giá trị cho doanh nghiệp, đồng thời cải thiện, nâng cao các hoạt động của doanh nghiệp.
Thông thường, một quy trình kiểm toán nội bộ hoàn chỉnh sẽ trải qua 4 giai đoạn. Cụ thể gồm: Lập kế hoạch - Điều tra thực địa - Báo cáo - Theo dõi.
1. Lập kế hoạch
- Nhóm đánh giá nội bộ xác định phạm vi, mục tiêu
- Xem xét hướng dẫn liên quan và kết quả của những cuộc đánh giá trước đó
- Lên lịch trình, ngân sách
- Xác định các chủ sở hữu quá trình tham gia
2. Đánh giá thực địa
Ở bước hoạt động kiểm toán thực tế này sẽ bao gồm những đầu việc sau:
- Thông qua việc phỏng vấn đội ngũ nhân viên chủ chốt của doanh nghiệp để đánh giá sự hiểu biết về các quy trình, biện pháp kiểm soát.
- Xem xét tài liệu, hiện vật liên quan để làm ví dụ về việc thực hiện các kiểm soát, thử nghiệm các kiểm soát với một mẫu trong một giai đoạn nhất định.
- Ghi lại các đầu việc đã thực hiện, xác định các ngoại lệ khuyến nghị.
3. Báo cáo
Quy trình phát hành báo cáo kiểm toán nội bộ bao gồm:
- Soạn thảo báo cáo kiểm toán một cách rõ ràng, ngắn gọn
- Khuyến khích đối tượng dự kiến đọc, hiểu báo cáo.
- Xem xét bản thảo với người đứng đầu doanh nghiệp nhằm đảm bảo tính chính xác của các phát hiện, phát hành, phân phối báo cáo.
4. Theo dõi
Trong quy trình kiểm toán nội bộ, đây là giai đoạn thường bị bỏ qua nhiều nhất vì không ít người nhầm tưởng rằng chỉ cần hoàn thiện báo cáo kiểm toán nội bộ là “xong”. Tuy nhiên, phải theo dõi sát sao các khuyến nghị mới đảm bảo việc các thay đổi sẽ được thực hiện để giải quyết những phát hiện đã được xác định trong báo cáo.
Trên đây là giải đáp cơ bản cho câu hỏi “Kiểm toán nội bộ là gì?” và những vấn đề liên quan đến kiểm toán nội bộ. Các doanh nghiệp cần nắm được để đảm bảo tuân thủ khi xây dựng quy chế kiểm toán nội bộ riêng cho doanh nghiệp của mình.
Quá trình kiểm toán nội bộ không chỉ kiểm tra báo cáo tài chính mà còn tham gia vào quá trình kiểm soát tài chính, đánh giá tính tuân thủ, tính hiệu quả của của hoạt động trong doanh nghiệp từ đó giải quyết những vấn đề khó khăn đang mắc phải một cách triệt để nhất để giúp giảm các rủi ro, sai sót. CPA HCM với đội ngũ chuyên gia hàng đầu hiện nay với trên 12 năm kinh nghiệm, am hiểu các hoạt động, lĩnh vực kinh doanh cam kết mang đến cho quý khách hàng dịch vụ kiểm toán nội bộ với hiệu quả cao nhất.
CPA HCM sẽ đông hành cùng với doanh nghiệp để tư vấn cho doanh nghiệp hệ thống kiểm soát nội bộ tuỳ thuộc vào quy mô công ty một cách phù hợp
Chúng cung cấp những báo cáo về đánh giá chi tiết các rủi ro trong hệ thông quản lý và điều hành hiện tại của công ty, từ đó đưa ra những nhận định và giải pháp tốt nhất để khắc phục và các phương án phòng ngừa rủi ro cho doanh nghiệp trong hệ thống quản lý và điều hành công ty.
Quý khách hàng quan tâm đến dịch vụ kiểm toán nội bộ của CPA HCM hãy liên hệ qua số Hotline: 19000380 để được các chuyên gia hàng đầu tư vấn và hỗ trợ